Trong những năm gần đây, ngành Marketing rất phát triển. Có rất nhiều bạn trẻ theo đuổi ngành này. Chính vì vậy, việc ứng tuyển vào các doanh nghiệp ở vị trí Marketing cũng yêu cầu hơn so với những ngành khác. Để ghi được ấn tượng đối với nhà tuyển dụng qua CV, các bạn cần phải có mục tiêu nghề nghiệp Marketing rõ ràng, rành mạch và trọng tâm để nhà tuyển dụng có lý do để tuyển bạn.

Cách viết mục tiêu nghề nghiệp Marketing giúp CV “tỏa sáng”
Trước tiên để biết cách viết mục tiêu nghề nghiệp marketing trong CV thì tôi muốn bạn phải hiểu được mục tiêu nghề nghiệp là gì trước đã. Nói một cách dễ hiểu nhất, mục tiêu nghề nghiệp chính là một viễn cảnh trong tương lai mà bạn mong muốn đạt được khi bước trên còn đường này. Như vậy, khi áp dụng cụ thể vào nghề Marketing, bạn cần phải xác định được mục tiêu dài hạn và ngắn hạn của mình là gì. Sau đây, sẽ là gợi ý dành cho bạn.
? Xem thêm: Dịch vụ cung ứng lao động Bình Phước uy tín & chuyên nghiệp
Nếu bạn muốn ứng tuyển vào bộ phận content Marketing, tôi sẽ ví dụ bạn cách viết mục tiêu nghề nghiệp content Marketing như sau: “Là một người có niềm đam mê với những con chữ, tôi mong muốn luôn được thoả sức bay bổng cùng trí tưởng tượng của mình. Bên cạnh đó, với 2 năm kinh nghiêm từng viết cho trang báo 24h.com.vn, tôi nghĩ rằng mình đủ tự tin để có thể đảm nhận những nhiệm vụ của Quý công ty đề ra. Mặt khác, tôi rất thích đọc sách và tìm tòi những điều mới mẻ qua những con chữ. Tôi nghĩ đó là thế mạnh của mình để có thể ngày càng phát triển hơn nữa trong lĩnh vực này. Với những kiến thức về SEO cũng như kiến thức về Content Marketing. Tôi hi vọng sẽ có cơ hội đóng góp một phần năng lực của mình để giúp công ty ngày càng phát triển mạnh mẻ trong bộ phận Marketing nói riêng và cả công ty nói chung”.

Xác định rõ mục tiêu nghề nghiệp Marketing
Dĩ nhiên, những CV cụ thể, rõ ràng sẽ chứng tỏ được bạn có am hiểu về ngành mình đang theo đuổi hay không. Đối với nghề marketing, bạn lại càng phải nghiên cứu kỹ mảng công việc này, nếu bạn muốn dự định ứng tuyển. Thì cần phải xác định mảng công việc mà mình muốn theo đuổi? Ví dụ như: Bạn muốn ứng tuyển vào bộ phận Giám đốc phòng Marketing, bộ phận quản lý thương hiệu, hay ứng tuyển vào bộ phận Brainning thương hiệu?
Đối với các công ty Agency thì bạn cần phải trang bị thêm những kiến thức về những bộ phận khác như: Giám đốc nghệ thuật (video, ảnh…), giám đốc sáng tạo (Creative director). Designer (Thiết kế)…. Như vậy, bạn cần xác định xem mình sẽ ứng tuyển vào vị trí nào nhé!
Phân tích điểm mạnh, yếu của bản thân
Đây là một phần khá quan trọng khi bạn viết CV. Nhưng nhiều bạn trẻ vẫn chưa hiểu rõ được tầm quan trọng của việc nhận ra được những điểm mạnh và điểm yếu của mình. Hiểu rõ về bản thân sẽ giúp bạn vạch ra được mục tiêu trong tương lai lai dài hạn hoặc ngắn hạn cụ thể hơn. Ví dụ bạn không nhạy về những con số thì bạn có thể theo lĩnh vực tài chính, hoặc bạn không thích những con chữ, không thích viết thì rất khó để theo được ngành content marketing.

Để dễ hơn, bạn có thể dùng mô hình SWOT để phân tích điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. Nếu như bạn không biết hướng đi của mình như thế nào thì bạn có thể nhờ giáo viên tư vấn giúp bạn. Ví dụ: Khi mới ra trường, bạn có thể đặt mục tiêu nghề nghiệp marketing online (adwords, facebook…) hoặc phân tích dữ liệu… những công việc chưa cần đòi hỏi quá nhiều kinh nghiệm chinh chiến trong thực tiễn.
Tôi nghĩ rằng chắc bạn từng nghe câu: Hãy chọn công việc yêu tích để có thể vui vẻ làm việc trong 8 giờ mỗi ngày và chọn đúng người để có thể vui vẻ trong 8 tiếng còn lại. Vì vậy, hãy cân nhắc kỹ lưỡng khi đưa ra quyết định nhé!
Tìm hiểu thông tin về doanh nghiệp bạn định ứng tuyển
Bước tiếp theo sau khi đã phân tích được bản thân thì bạn tiếp tục tìm hiểu kỹ về doanh nghiệp dự định ứng tuyển. Đó có thể là địa chỉ làm việc, bộ phận bạn muốn ứng uyển, điểm mạnh điểm yếu của doanh nghiệp, mặt hàng doanh nghiệp đang kinh doanh là gì, phân khúc khách hàng mà công ty này đang hướng tới… Nói chung là tất cả những gì cần thiết và quan trọng để bạn có thể hoàn thành bản mục tiêu nghề nghiệp Marketing.
? Xem thêm: Dịch vụ cho thuê lao động Bình Phước nhanh chóng & hiệu quả
Xác định mục tiêu nghề nghiệp Marketing theo nguyên tắc SMART
SMART được xem là nguyên tắc “THÔNG MINH” giúp bạn có thể định hướng và xác định được rõ mục tiêu trong lương lai của mình. Bằng cách này, bạn sẽ biết được khả năng của mình có thể làm được những gì, từ đó xây dựng được kế hoạch cụ thể cho chúng.
SMART là viết tắt của 5 chữ: S – Specific (cụ thể, rõ ràng); M – Measurable (đo lường được); A – Attainable (khả thi, có thể đạt được); R – Relevant (Liên quan) và T – Timed (Giới hạn thời gian).
Specific (cụ thể, rõ ràng)
Nếu bạn tự đặt mình vào cương vị người tuyển dụng thì bạn nghĩ rằng bạn sẽ tuyển một người có mục tiêu sống cụ thể, rõ ràng, hay những mục tiêu chung chung? Dĩ nhiên là những mục tiêu càng cụ thể hoá sẽ dễ dàng thu hút được nhà tuyển dụng hơn. Đó có thể là mục tiêu 1 năm, 5 năm, 10 năm…
Để dễ hiểu hơn, bạn có thể tham khảo ví dụ: Nếu ứng tuyển vào vị trí nhân viên content marketing bạn có thể nói rằng mục tiêu dài hạn của mình là trở thành một người content nổi tiếng nhất trong lĩnh vực ô tô. Tuy nhiên, khi viết ra mục tiêu này bạn cần phải cân nhắc kỹ mình có thể thực hiện được hay không. Và hiện tại bạn đã có những gì. Chứ đừng nói xuông, khi mình chư làm được gì thì hơi kỳ nha.

Measurable (đo lường được)
Khi đưa ra mục tiêu nghề nghiệp Marketing, bạn phải chắc chắn mục tiêu đó phải rõ ràng và đo lường được bằng những con số. Ví dụ: Mục tiêu nghề nghiệp của tôi khi làm nghề Content Marketing, tôi sẽ viết được 5 bài viết trong ngày, đảm bảo lượt view 10000/ngày. (Đây là tôi ví dụ thôi nhé, bạn nên cân nhắc phù hợp với mảng bạn đang ứng tuyển).
Attainable (khả thi, có thể đạt được)
Cũng giống như ý tôi nói ở trên, bạn phải biết mình đang ở đâu mà đưa ra mục tiêu nghề nghiệp Marketing cho phù hợp. Ví dụ như bạn chưa biết website của nhà tuyển dụng đang có bao nhiêu traffic mỗi ngày nhưng bạn lại đưa ra cam kết sẽ giúp tăng traffic lên 70000/1 ngày. Thật vô lí đúng không nào? Những mục tiêu hợp lý và cụ thể sẽ dễ thu hút nhà tuyển dụng hơn.
Relevant (Liên quan)
Trong bản mục tiêu nghề nghiệp marketing của bạn, bạn cần cân nhắc đến yếu tố liên quan đến mảng công việc mà bạn ứng tuyển. Nói vậy có nghĩa là, hãy tập trung vào công việc mình định ứng tuyển, đừng lan mang. Ví dụ nếu bạn định ứng tuyển vào mảng designer của phòng marketing, tại sao không thể hiện khả năng của mình bằng một CV với thiết kế thật ấn tượng? Mặt khác, mục tiêu nghề nghiệp cũng nên liên quan đến mảng kinh doanh của doanh nghiệp bạn định ứng tuyển.

Timed (Giới hạn thời gian)
Một mục tiêu rõ ràng và cụ thể sẽ thu hút và mang tính thuyết phục nhiều hơn đối với nhà tuyển dụng. Ví dụ như: Mục tiêu của bạn là biết cách viết một bài viết chuẩn SEO trong thời gian 2 tháng. Như vậy sẽ thuyết phục hơn so với việc bạn ghi là sẽ học hỏi và biết cách viết một bài viết chuẩn SEO.
Với một mục tiêu cụ thể, bạn sẽ dễ lấy niềm tin của nhà tuyển dụng hơn. Sau khi đã hoàn thành những bước trên thì bạn hãy kiểm tra lại mình còn bị lỗi gì không nhé, đặc biệt đừng để mắc lỗi chính tả!
Trên đây, là những thông tin về mục tiêu nghề nghiệp Marketing. Hi vọng, bài viết này đã giúp bạn hoàn thành được một CV thật ấn tượng với nhà tuyển dụng. Chúc bạn luôn thành công trong cuộc sống và sớm có một công việc ưng ý nhé!